Mình đọc được ở đâu đó câu nói “Sếp là nhân viên chính khiến cho nhân viên nghỉ việc”. Mình không có ý kiến phản biện lại câu nói này, nhưng muốn phân tích ở một cách toàn diện hơn về những lý do thực sự khiến cho nhân viên muốn nghỉ (nhảy) việc.
Thực ra nhân viên nghỉ việc thường đã manh nha trước đó ít nhất 3 đến 6 tháng mới ra quyết định chứ không hẳn là chỉ khoảng thời gian ngắn sau Tết. Vậy thực chất nhân viên nghỉ việc vì những lý do gì?
Với nhiều năm trong vai trò là quản lý, mình nhìn nhận ra những nguyên nhân sau là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý nhảy việc của nhân viên.
-
Mục lục
Nhân viên nghỉ việc vì chế độ
À há, chế độ, vì sao mình lại đặt nó lên đầu tiên. Chắc hẳn bạn đã từng nghiên cứu về Maslow, sự tiến hóa về mặt trí tuệ của con người dần khiến cho tháp Maslow trở nên thiếu chính xác, nhưng mình vẫn luôn đồng quan điểm với ông ở bậc thang thấp nhất: Nhu cầu sinh lý.
Với một nhân viên bình thường (ngoại trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt mà mình không nhắc tới trong bài viết này), nhu cầu sinh lý có thể được hiểu như việc mong muốn được ăn ngon, được sống tiện nghi, được một nơi cư ngụ…
Chế độ trong bài viết này, được hiểu là: lương và các phụ cấp, hỗ trợ khác nhằm giúp cho bản thân nhân viên có một cuộc sống tiện nghi hơn, một nơi cư ngụ an toàn.
-
Môi trường làm việc
Môi trường làm việc ở đây bao gồm các yếu tố như: cấp trên, đồng nghiệp, văn hóa, sự minh bạch, tính công bằng… Sẽ không có một công thức nào chung cho việc xây dựng môi trường làm việc hoàn hảo.
-
Cơ hội thăng tiến
Cơ hội thăng tiến hay nấc thang thăng tiến, giúp cho nhân viên định hình được tương lai của bản thân, xây dựng cho mình những mục tiêu và kế hoạch để thực hiện nó. Cũng giống như cảm giác vô định khi lênh đênh 1 mình trên biển, sẽ nguy hiểm biết bao nếu chúng ta không biết mình sẽ trôi về đâu trên hành trình của cuộc đời này, hành trình mà chúng ta là người duy nhất cầm lái.
-
Sự phát triển bản thân
Có nhận định nói rằng: thực chất mối quan hệ giữa nhân viên và công ty là mối quan hệ mua bán, không hơn không kém, nó hẳn nhiên rất đúng ở nhiều phương diện.
Khi nhân viên quyết định gắn bó với công ty, cống hiến sức khỏe, trí tuệ, tuổi trẻ cho công ty, họ cũng mong muốn nhận lại những lợi ích mang tính vị kỷ, cũng giống như một mối quan hệ bất kỳ, nó phải 2 chiều, liên tục và công bằng. Có những nhân viên mong muốn vật chất, có những nhân viên mong muốn nhiều hơn yếu tố địa vị, có những nhân viên mong muốn phát triển năng lực chuyên môn, cũng quẩn quanh trong ngũ dục mà thôi: Tài (tiền tài, của cải), sắc (đam mê sắc đẹp), danh (tham vọng địa vị, quyền cao), thực (tham muốn ăn uống cao lương mỹ vị ngon nhiều), thùy (tham muốn ngủ nghĩ nhiều)
Tùy từng nhân viên mà yếu tố nào là yếu tố quyết định. Hơn ai hết, là một người chủ doanh nghiệp, một quản lý, bạn cần phải nắm bắt được mong muốn và nhu cầu thực sự của nhân viên mình, để từ đó có những hoạt động tăng tính gắn kết,
BÌNH LUẬN